Sắt là gì? Khái niệm, đặc điểm, tính chất và ứng dụng

Tháng mười 27, 2023

Sắt là gì? Sắt là kim loại được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như nội thất, ngành xây dựng, ngành y,… Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về chúng. Chính vì vậy bài viết hôm nay chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu sắt là gì? Tính chất và ứng dụng của nó trong đời sống.

1. Sắt là gì?

Sắt tên tiếng anh là Iron, đây là một nguyên tố hóa học nằm trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu là Fe và có số hiệu nguyên tử bằng 26, nằm trong phân nhóm VIIIB chu kỳ 4.

Sắt là nguyên tố có nhiều trong lớp vỏ và lõi Trái Đất. Lõi của trái đất được cho là bao gồm phần lớn hợp kim sắt – niken.

Hầu hết sắt được tìm thấy trong các quặng sắt Magnetite hay Hematit và bằng phương pháp khử hóa học để tách được sắt ra khỏi các tạp chất.

Tìm hiểu sắt là gì?

2. Tính chất vật lý và hóa học của sắt 

Sau khi đã tìm hiểu về sắt là gì, chúng ta sẽ tiếp tục đi sâu tìm hiểu về tính chất vật lý và hóa học của kim loại sắt.

2.1 Tính chất vật lý của sắt là gì?

  • Sắt là loại kim loại có màu trắng xám có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
  • Sắt dẻo, dai nên rất dễ rèn và nó có từ tính.
  • Nhiệt độ nóng chảy của sắt khá cao lên đến 1539 độ C.

Xem thêm: Thu mua phế liệu sắt giá cao

2.2 Tính chất hóa học của sắt là gì?

Sắt là một kim loại có hoạt tính hoá học trung bình. Nó có thể tác dụng với phi kim (O2, Cl, S…), axit (HCl, H2SO4 (loãng)…, HNO3), nước và muối.

  • Tác dụng với phi kim: Sắt tác dụng với hầu hết tất cả các phi kim khi đun nóng. Với các phi kim có tính oxi hóa mạnh như oxi và Clo thì sẽ tạo thành những hợp chất trong đó sắt có số oxi hóa là +3. Đối với các phi kim yếu hơn như lưu huỳnh,..tạo thành hợp chất trong đó sắt có số oxi hóa +2.
  • Tác dụng với axit: Sắt dễ tan trong dung dịch axit HCl và H2SO4 loãng. Ở nhiệt độ thường, trong axit nitric đặc và axit sunfuric đặc, sắt tạo ra lớp oxit bảo vệ kim loại nên “thụ động”, không bị hòa tan.
  • Tác dụng với muối: Sắt đẩy các kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối của chúng. Vd: Fe + CuSO4 = FeSO4 + Cu
  • Tác dụng với nước: Sắt hầu như không có phản ứng với nước lạnh. Khi t< 5700C 3Fe + 4H2O = Fe3O4 + 4H2 Khi t> 5700C Fe + H2O = FeO + H2.
Tính chất hóa học và vật lý của sắt là gì?

3. Sắt được sản xuất và tái chế như thế nào?

Thường thì kim loại sắt nguyên chất không có trong tự nhiên. Sắt được tìm thấy trong các mỏ quặng. Sau đó được tách ra bằng các phương pháp khử hóa học loại bỏ các tạp chất.

Vì sắt tồn tại ở dạng quặng nên việc sản xuất chủ yếu được trích xuất từ các quặng của nó. Trong đó chủ yếu là quặng Magnetit (Fe3O4) và hematit (Fe2O3). Các quặng này sẽ được khử C trong lò luyện kim với nhiệt độ cao 2000 độ C.

Xem thêm: Hợp kim là gì?

Sắt khi đã qua sử dụng sẽ được những cơ sở chuyên thu mua phế liệu sắt giá cao thu mua để tái chế lại để dùng cho mục đích khác. Nếu oxit sắt ngấm vào đất sẽ làm đất bị ô nhiễm nặng, ngấm vào nước sinh hoạt sẽ gây ra các loại bệnh nghiêm trọng như ung thư, đồng thời cũng tác động xấu đến môi trường không khí. 

Vì vậy, nếu các gia đình, công ty, xí nghiệp có phế liệu sắt hãy thu gom lại và tìm cơ sở thu mua uy tín để bán chúng. Điều này vừa giúp bảo vệ môi trường, giúp tiết kiệm công sức, tiền bạc trong quá trình khai thác và tiết kiệm được nguồn tài nguyên này.

Sắt phế liệu được tái chế để bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên

4. Ứng dụng của sắt trong đời sống

Với đặc tính chịu lực tốt, độ dẻo, độ cứng cùng giá thành thấp nên nó có mặt hầu như ở tất cả các công trình, nó gắn liền với đời sống của con người hiện nay. Sau đây là một số ứng dụng của sắt trong đời sống.

  • Đồ dùng gia dụng: Bàn ghế, kệ sắt, móc treo, dao, kéo, thùng rác và các loại máy móc trong gia đình như máy xay, máy giặt, bồn rửa cũng có sắt.
  • Đồ dùng nội – ngoại thất: Sắt được sử dụng để làm cầu thang, cửa, cổng sắt, phụ kiện cửa, lan can, hàng rào, các chân trụ đèn, tủ, kệ, chao đèn…
  • Trong ngành giao thông vận tải: Trong giao thông vận tải sắt cũng đóng vai trò rất quan trọng. chúng được sử dụng để làm các loại cầu đường (cầu vượt, cầu đi bộ, cầu vượt sông), đường sắt (đường ray xe lửa), cột đèn đường,…
  • Trong ngành xây dựng: Giàn giáo, chốt, trụ vững, khung cốt thép, lưới an toàn, thanh la, thanh V…
  • Ngành cơ khí: Bộ phận máy móc, thiết bị, phụ kiện cơ khí, bát, bản lề.
  • Ngành y: Vi chất sắt bổ sung cho cơ thể. Ngoài ra, còn là nguyên liệu làm giường, tủ y tế, cây treo truyền dịch, xe đẩy, xe lăn…

Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho bạn một số thông tin liên quan đến sắt là gì. Hy vọng sau bài viết này bạn sẽ có thể biết cách sử dụng, tận dụng sắt phế liệu sao cho hợp lý nhất. Nếu bạn đang có phế liệu sắt cần bán thì hãy liên hệ với Phế Liệu VN.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thu mua phế liệu, chúng tôi sẽ mang tới cho khách quy trình thu mua chuyên nghiệp, giá cả cạnh tranh nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
Nguyễn Thành Công
Latest posts by Nguyễn Thành Công (see all)

Bài viết liên quan

Xem tất cả

Contact Me on Zalo
0966.757.168