Trên thị trường hiện có nhiều loại thép như: thép hộp, thép tròn, thép chữ U.. Do đó, việc nắm rõ trọng lượng riêng của thép sẽ giúp bạn xác định được khối lượng vật liệu cần sử dụng để tiết kiệm chi phí khi xây dựng. Bài viết hôm nay, Phế Liệu VN sẽ đưa ra bảng tra trọng lượng riêng của thép, các bạn có thể tham khảo nhé!
Mục Lục
1. Thép là gì?
Thép là hợp kim với thành phần chính là sắt (Fe) được nung chảy với cacbon (C) và một số nguyên tố hóa học khác (Si, Mn, P, S, Cr,…). Các nguyên tố hóa học trong hợp kim thép có vai trò điều chỉnh độ cứng, độ đàn hồi, tính dẻo/dễ uốn, sức bền và khả năng chống oxy hóa của thép.
2. Tính chất của thép
Tính chất của thép phụ thuộc khá nhiều vào các nguyên tố hóa học tồn tại bên trong của nó như: cacbon (C), mangan(Mn), sắt(Fe), nitơ(N), lưu huỳnh (S),… Mặc dù vậy, tính chất cơ bản của thép có thể kể đến như:
- Tính dẻo
- Tính cứng
- Tính bền
- Khả năng đàn hồi tốt
- Tính hàn
- Khả năng chống oxy hóa
Lưu ý: Nếu thép có hàm lượng C càng cao thì độ cứng và bền của thép càng cao nhưng lại giòn, dễ gãy, khó uốn và gia công.
Tìm hiểu thêm: Thép gió là gì?
3. Thép có những loại nào?
Thép có rất nhiều loại, trọng lượng riêng của thép mỗi loại cũng khác nhau và ứng dụng khác nhau. Vì vậy bạn cần nắm rõ các thông tin về các loại thép để lựa chọn loại thép và kết cấu thép cho phù hợp. Sau đây là một số loại thép được ứng dụng nhiều nhất hiện nay.
3.1 Thép lá
Đây là loại thép được làm từ các cuộn xả băng qua hệ thống cán phẳng và bo cạnh. Các thành phần chính của thép lá là C, Si, Mn,Ni, Cr, P, S. Về tiêu chuẩn kích thước, thép lá được cán mỏng thành các tấm, các cuộn có độ dày từ 4-160mm, độ dài từ 6-12m và độ rộng sẽ từ 0.5 đến 3.8m.
3.2 Thép hình
Thép hình là thép được tạo hình (chủ yếu theo các hình chữ H, U, I, T, thép ống…) bằng cách gia công nhiệt (ủ, thường hóa, tôi, ram), gia công cơ học nóng (cán nóng, rèn), gia công cơ học nguội (cán nguội, kéo, rèn đập…).
3.3 Thép hộp
Thép hộp được tạo nên từ các tấm tôn lớn với độ dày tuỳ ý, dựa vào khuôn cụ thể mà sản xuất ra các hình dáng khác nhau. Thép hộp thường phân loại theo mặt cắt ở dạng hộp vuông hoặc hộp chữ nhật.
3.4 Thép tròn rỗng (thép ống)
Thép ống tròn có cấu trúc rỗng bên trong, thành thường khá mỏng, tuy nhiên lại có độ bền và khả năng chịu lực rất cao. Ngoài ra thép ống rất dễ uốn dẻo nên phù hợp với những công trình có gấp khúc.
Tìm hiểu thêm: Hợp kim là gì?
3.5 Thép tấm
Thép tấm được sản xuất với bề mặt trơn hoặc có gân dưới dạng cuộn tròn, được sản xuất bằng một quy trình tinh luyện phức tạp, đòi hỏi trình độ kỹ thuật và công nghệ cao.
3.6 Thép cuộn
Loại thép này được sản xuất ở dạng cuộn tròn, bề mặt trơn hoặc có gân qua một quy trình phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật cao về công nghệ sản xuất.
3.7 Thép tròn đặc
Thép tròn đặc hay còn được gọi là thép xây dựng, loại thép này được gia công theo hình trụ dạng thanh dài 12m/cây, có độ dẻo dai, chịu uốn và độ dãn dài cao.
4. Bảng tra trọng lượng riêng của thép
4.1 Trọng lượng riêng của thép là gì?
Trọng lượng riêng của thép có thể hiểu là lực hút của trái đất lên vật đó, đơn vị là Newton trên mét khối(N/m³).
4.2 Ý nghĩa của việc biết được trọng lượng riêng của thép
Việc hiểu và nắm chắc được trọng lượng riêng của thép giúp các kỹ sư, nhà thầu, chủ đầu tư tính toán hợp lý và phân chia khối lượng thép xây dựng tránh lãng phí hay thiếu hụt khi lên dự toán.
Ngoài ra, nắm rõ trọng lượng riêng của thép giúp những người buôn bán vật liệu xây dựng dễ dàng tính toán khối lượng của sắt thép xây dựng.
4.3 Công thức tính trọng lượng riêng của thép
Trọng lượng của thép được xác định bằng công thức sau:
Trọng lượng (KG) = 7850 x chiều dài L x Diện tích mặt cắt ngang.
Trong đó
7850: Trọng lượng riêng của thép (kg/m3)
L: Chiều dài của thép (m)
Diện tích mặt cắt ngang phụ thuộc vào chiều dài cũng như hình dáng của thép
Với công thức này, bạn có thể tính được khối lượng của bất cứ cây thép nào nếu có chiều dài cũng như hình dáng của nó.
4.4 Trọng lượng riêng của thép là bao nhiêu?
Dưới đây là bảng tra trọng lượng của một số loại thép trong xây dựng:
5. Ứng dụng của thép trong thực tế
Với độ bền cao và khả năng chịu nhiệt tốt, thép là nguyên liệu được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như:
Trong ngành xây dựng: Chúng được sử dụng để làm bê tông cốt thép nhằm tăng độ kiên cố và bền vững cho ngôi nhà, cầu đường, đèn đường, hệ thống điện,…
Trong ngành đóng tàu:: Chúng có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt và chống mài mòn, chống oxy hóa hiệu quả nên được sử dụng rất phổ biến trong ngành công nghiệp chế tạo và công nghiệp đóng tàu.
Trong công nghiệp dầu khí: Với độ cứng cao và hạn chế ăn mòn, thép được sử dụng trong xây dựng kết cấu cho các giàn khoan trên biển, các công trình chế biến dầu khí của doanh nghiệp.
Trong công nghiệp ô tô: Thép được dùng để chế tạo nhiều bộ phận khác nhau như: khung xe, bệ máy, dầm cửa, mái xe,…..
Trong đời sống: Nó được sử dụng làm dụng cụ dao dĩa, đồ cắt gọt, hệ thống lan can, cánh cửa, tường rào, kệ tủ, bàn, đồ gia dụng,…
Trên đây là một số thông tin liên quan đến thép, đặc biệt là thông tin về bảng tra trọng lượng riêng của thép. Hy vọng thông qua bài viết bạn sẽ dễ dàng lựa chọn vật tư phục vụ quá trình xây dựng sao cho tiết kiệm chi phí nhất.
- Thu mua nhà thép tiền chế cũ - Tháng mười một 10, 2024
- Thu Mua Máy Xúc, Máy Đào Cũ - Tháng mười một 10, 2024
- Thu mua máy nông nghiệp cũ - Tháng mười một 10, 2024
Bài viết liên quan
Xem tất cả