Ứng dụng của đồng và hợp kim từ đồng rất phổ biến. Kim loại này có mặt trong hầu hết các hoạt động sản xuất như: ngành điện, giao thông vận tải, xây dựng, y tế,… Trong bài viết sau, Phế Liệu VN sẽ cùng quý khách tìm hiểu về ứng dụng của kim loại loại này và các cách nhận biết chất lượng đồng đơn giản nhất.
Có thể bạn chưa biết:
Mục Lục
Thông tin về đồng và các loại hợp kim đồng
Trước khi tìm hiểu về ứng dụng của đồng trong đời sống thì quý khách cần nắm rõ thông tin về kim loại này. Đồng là một kim loại đồng dạng khối, dễ uốn cong, dễ dát mỏng, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt. Đây là cũng là kim loại có đặc tính chống oxy hóa rất hiệu quả. Độ bền của đồng cũng được đánh giá cao khi thích nghi với nhiều môi trường có nhiệt độ hay độ ẩm lớn.
Trong khi đó, hợp kim đồng là sự kết hợp của đồng với 1 hoặc một số kim loại khác tạo thành hợp kim với các đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung của các vật liệu này vẫn là có khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt và độ dẻo cao, dễ gia công. Hợp kim đồng có nhiều loại như: đồng thau, đồng đen,… được ứng dụng trong các hoạt động sản xuất và đời sống hằng ngày. Giá thành của các loại hợp kim trên thị trường cũng có sự khác biệt tùy theo độ quý hiếm trong tự nhiên.
Tìm hiểu thêm để phân biệt các loại đồng:
- Đồng đỏ là gì?
- Đồng trắng là gì?
- Đồng đen là gì?
- Đồng vàng là gì?
- Đồng lạnh là gì?
- Đồng thau là gì?
- Đồng đổi màu là gì?
Ứng dụng của đồng và hợp kim đồng hiện nay
Ngày nay, ứng dụng của hợp kim đồng và đồng nguyên chất đang rất phổ biến. Hầu hết các lĩnh vực sản xuất đều có sự tham gia của đồng. Tiêu biểu như:
Trong ngành điện
Nếu nói ứng dụng nào của đồng phổ biến nhất hiện nay thì phải kể đến ngành điện. Đồng có tính dẫn điện cực tốt nên được dùng để sản xuất dây dẫn điện. Không những thế, kim loại này còn có khả năng uốn dẻo, kéo sợi, gia công dễ dàng và chống ăn mòn tốt với nhiều môi trường.
Do đó, đồng và hợp kim từ đồng hiện được dùng trong sản xuất các bộ phận điện tử, chất bán dẫn, châm điện, bo mạch in hay thiết kế hệ thống PCCC,… Mỗi ứng dụng của đồng trong ngành điện luôn được đánh giá cao về hiệu quả dù là trong hệ thống điện dân dụng hay công nghiệp.
Trong xây dựng
Sở hữu đặc tính chống ăn mòn và mềm dẻo nên đồng cùng hợp kim từ đồng được dùng trong sản xuất ông thủy lợi, hệ thống thống dẫn nước biển, đường ống dẫn dầu khí, hệ thống phun nước cho sản xuất nông nghiệp,… Ngoài ra, đồng cũng được dùng trong trang trí kiến trúc xây dựng như: làm mái vòm, cửa, trang trí cầu thang, ngọn tháp, sản xuất tay nắm cửa, bảng hiệu,… Chất liệu này giúp các công trình có được thẩm mỹ cao, độ bền lâu dài và thích nghi môi trường tốt hơn.
Trong vận tải và giao thông
Các hoạt động sản xuất ở ngành vận tải, hàng không,… đều có sự tham gia của đồng và hợp kim đồng. Điển hình như: sản xuất ô tô, tàu thuyền, máy bay,… Đặc biệt, đồng thường tìm thấy trên các phụ kiện xe, dây chuyển thủy lực, hệ thống định vị ở tàu hiển, ốc vít,…
Đặc tính chống ăn mòn của đồng cũng được tận dụng để sản xuất phụ kiện của tàu biển, chân vịt,… giúp duy trì độ bền khi tiếp xúc với nước biển. Đây là ứng dụng rất phổ biến, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động giao thông vận tải ngày một hiện đại và đảm bảo tính an toàn cao hơn.
Trong sản xuất phụ kiện viễn thông
Dù là đồng beryllium hay hợp kim đồng khi kết hợp với bạc, phốt pho đều có tính đàn hồi cao. Do đó, đồng được dùng nhiều để sản xuất phụ kiện trong lĩnh vực viễn thông. Có thể kể đến như: sản xuất dây dẫn, rơ le, dụng cụ đo nhiệt, các thiết bị chuyển mạch,… Vật liệu này giúp nâng cao hiệu quả kết nối tín hiệu, cải thiện tính năng của các thiết bị, hệ thống viễn thông 1 cách hiệu quả, hiện đại hơn.
Trong công nghiệp gia dụng và logistic
Nhờ đặc tính dẻo, dễ uốn và cán mỏng nên ứng dụng của đồng hay các kim loại từ đồng được biết đến rất nhiều trong công nghiệp gia dụng hay logistic. Tiêu biểu như: hoạt động đóng gói mỹ phẩm, vận tải hàng hóa,… Ngoài ra, các hoạt động sản xuất mắt lưới, bật lửa,… cũng sử dụng đồng để làm vật liệu gia công rất phổ biến. Lựa chọn này mang đến hiệu quả sử dụng tối ưu về độ bền và công năng khi ứng dụng thực tế.
Trong y tế
Ít ai biết đồng có khả năng kháng khuẩn rất ấn tượng. Tính năng này có thể phát huy trong 1 thời gian dài. Do đó, đồng hay các hợp kim của đồng thường được dùng để sản xuất dụng cụ y tế, đồ dùng nhà bếp,… Kim loại này khi ứng dụng trong lĩnh vực y tế không chỉ có tính an toàn cao mà còn rất bền bỉ. Hiệu quả tiết kiệm chi phí thay mới cũng rất lý tưởng.
Trong thiết kế nội & ngoại thất
Để tạo nên kiến trúc cổ điển mang phong cách hoàng gia sang trọng thì đồng là yếu tố không thể thiếu. Màu vàng sang trọng, thẩm mỹ của kim loại này sẽ giúp hoạt động trang trí nội thất, ngoại thất trở nên ấn tượng hơn.
Không những thế, đồng và hợp kim đồng còn được dùng để mạ trên các đồ vật hay máy móc giúp tăng độ bền trong thiết kế kiến trúc. Điển hình như: các thanh trang trí trong nhà ở, tay nắm cửa,… Sự xuất hiện của đồng sẽ giúp tô điểm và tạo được ấn tượng thẩm mỹ rất độc đáo cho không gian kiến trúc ở nội, ngoại thất. Giá trị của công trình cũng nhờ vậy mà tăng cao hơn rất nhiều.
Trong mỹ thuật
Kim loại đồng dễ nóng chảy ở nhiệt độ cao. Vì vậy, kim loại này có thể tạo ra các công trình mỹ thuật với hình dáng phức tạp, cầu kỳ. Đây cũng là nguyên liệu được dùng phổ biến trong đúc tượng, gia công đồ mỹ nghệ,… Lựa chọn này vừa tiết kiệm công sức, thời gian và cả chi phí gia công, mang đến các sản phẩm độc đáo, ấn tượng về thẩm mỹ rất cao.
Tìm hiểu thêm: Ứng dụng của đồng trong đời sống và sản xuất
Cách nhận biết đồng để đánh giá chất lượng
Để hiệu quả ứng dụng của đồng tốt như mong đợi thì quý khách cần nắm được các cách nhận biết cơ bản giúp đánh giá chất lượng đồng thật – giả như sau.
Sử dụng các vật kim loại
Sử dụng dùi sắt hay máy mài kim loại để cọ xát trên bề mặt đồng. Nếu là đồng thật thì màu sắc sẽ không thay đổi, thậm chí là càng mài đồng sẽ càng sáng. Ngược lại, nếu là đồng giả thì vị trí mài ban đầu bóng loáng nhưng sau đó sẽ xỉn màu dần. Cách nhận biết này có thể ứng dụng hiệu quả với các loại như: đồng dây, đồng đỏ, đồng thau, đồng cục,…
Dùng lửa
Đồng có khả năng chịu nhiệt tốt tới 1000 độ C. Do đó, nếu dùng lửa nung nóng mà không đổi màu hay biến dạng thì đó là đồng thật. Trường hợp đồng bị nóng chảy hay ngả màu thì khả năng cao là đã bị pha tạp chất hoặc là đồng giả.
Dùng nam châm
Có thể nhận biết chất lượng của đồng bằng cách sử dụng nam châm. Nếu là đồng thật thì không xảy ra hiện tượng hút khi tiếp xúc với nam châm. Ngoài ra, nếu thả nam châm trong ống đồng thật sẽ xuất hiện tình trạng rơi chậm hơn do dòng điện xoáy ở trong ống đồng tạo ra từ trường và cản lực rơi của nam châm.
Đo mật độ
Mật động của đồng là 8,92gr/ml nên để nhận biết kim loại này có thể cân vật thể làm từ đồng và chia trọng lượng. Nếu kết quả có sự khác biệt so với mật độ đồng thì khả năng đồng bị pha tạp hoặc đồng giả là rất cao.
Bài viết trên đây, đã cung cấp chi tiết về ứng dụng của đồng và giúp quý khách hiểu rõ hơn về loại kim loại này. Đây là kim loại có hiệu quả kinh tế cao nên dù quá trình sử dụng có bị hư hại vẫn được thu mua phế liệu với giá cao. Nếu bạn đang có phế liệu đồng cần thanh lý, hãy liên hệ ngay với Phế Liệu VN qua hotline: 0966.757.168.
Chúng tôi là đơn vị thu mua phế liệu đồng uy tín, cam kết:
- Giá thu mua tốt nhất thị trường, luôn cập nhật để bạn nhận được mức giá xứng đáng.
- Thu mua tận nơi, nhanh chóng, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức.
- Quy trình minh bạch, thanh toán ngay, đảm bảo sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.
- Đồng là gì? Tính chất, nguyên tố và phân loại kim loại đồng - Tháng Tám 18, 2024
- Các ứng dụng của đồng và các loại hợp kim đồng - Tháng Tám 18, 2024
- Đồng thau là gì? Đặc tính, ứng dụng và cách nhận biết - Tháng Tám 18, 2024
Bài viết liên quan
Xem tất cả