Không quá khó để phân biệt các loại đồng vàng, đồng đỏ thông qua các đặc điểm nổi bật và thành phần, màu sắc, tính dẫn điện,… Mỗi loại kim loại đồng sẽ có ưu, nhược điểm riêng. Quý khách cần tìm hiểu kỹ để biết được loại nào tốt hơn khi đưa ra sự lựa chọn. Thông tin cụ thể Phế Liệu VN sẽ giải đáp với những chia sẻ dưới đây.
Có thể bạn chưa biết:
Mục Lục
Thông tin về đồng đỏ và đồng vàng
Cả đồng vàng và đồng đỏ đều là những vật liệu được ứng dụng phổ biến trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày. Mỗi loại đồng sẽ có những đặc điểm riêng để thích hợp ứng dụng cho các lựa chọn khác nhau.
Đồng đỏ là gì?
Đồng đỏ là đồng nguyên chất với màu đỏ đặc trưng. Loại đồng này có độ bền rất cao, độ dẻo ấn tượng. Thậm chí, đồng đỏ có thể kéo sợi dài tới 2000m và đạt được độ mỏng như giấy. Vật liệu này chống oxy hóa cực tốt.
Ngay cả khi sử dụng trong môi trường khắc nghiệt như: Muối biển, kiềm, axit,… thì đồng đỏ vẫn giữ được chất lượng cùng độ bền lên đến hàng trăm năm. Nếu trong điều kiện bảo quản tốt, các sản phẩm làm từ đồng đỏ có thể đạt tuổi thọ hàng ngàn năm. Điển hình như các cổ vật bằng đồng được được khai quật trong mộ cổ,…
Màu đỏ của loại đồng này rất đẹp mắt nên được dùng phổ biến trong gia công đồ trang trí, đồ mỹ nghệ. Ngoài ra, đồng đỏ có tính dẫn điện rất tốt nên đây cũng là vật liệu được ưa chuộng trong các hoạt động sản xuất đồ dùng điện.
Đồng vàng là gì?
Đặc điểm phân biệt các loại đồng vàng dễ nhận thấy nhất chính là màu sắc. Đồng vàng là loại đồng này có màu vàng đặc trưng với tên gọi khác như: sắt, nhôm, niken,… Tỷ lệ và kẽm khác nhau sẽ ảnh hưởng đến tính chất vật lý, hóa học và cả màu sắc của đồng vàng.
Độ dẻo của loại đồng này kém hơn sơ với đồng đỏ nhưng lại được dùng phổ biến hơn vì chi phí gia công không cao. Ở điều kiện môi trường, nhiệt độ bình thường, đồng vàng có thể duy trì độ bóng rất đẹp mắt. Hiện nay, đồng vàng (đồng thau) được dùng nhiều trong hoạt động sản xuất đồ trang trí, mỹ nghệ, nhạc cụ,… Mỗi ứng dụng đều được đánh giá cao về hiệu quả tiết kiệm.
Tìm hiểu thêm để phân biệt các loại đồng:
Ưu, nhược điểm của đồng đỏ và đồng vàng (đồng thau)
Để phân biệt đồng đỏ và đồng thau cần tìm hiểu ưu, nhược điểm của mỗi loại vật liệu. Cụ thể như:
- Đồng đỏ: Loại đồng này có độ bền cao, chống ăn mòn tốt, dẫn điện và dẫn nhiệt rất ấn tượng. Sản phẩm làm từ đồng đỏ có tuổi thọ lâu dài. Ngòi ra, vật liệu này cũng có tính an toàn cao nhờ đặc điểm kháng khuẩn mà các loại đồng khác không có. Tuy nhiên, chi phí gia công sản phẩm từ đồng đỏ khá cao nên nhiều đơn vị sản xuất vẫn e ngại khi lựa chọn vật liệu này.
- Đồng vàng: Thành phần cấu tạo có kẽm nên loại đồng này có độ dẻo rất cao, dễ gia công với các hình dáng sản phẩm phức tạp. Đồng vàng có giá thành rẻ giúp tiết kiệm chi phí sản xuất rất tốt. Tuy nhiên, loại đồng này dễ bị oxy hóa nếu tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt, nhất là có hóa chất hay nước muối biển. Màu sắc của đồng cũng dễ thay đổi khi tiếp xúc không khí hoặc thành phần kẽm quá nhiều. Do đó, sản phẩm làm từ đồng vàng khá kén chọn môi trường ứng dụng.
5+ Tiêu chí phân biệt các loại đồng đỏ và đồng vàng (đồng thau)
Muốn phân biệt được đồng đỏ và vàng hiệu quả có thể đánh giá các tiêu chí được gợi ý như sau:
Thành phần
Đặc tính của đồng vàng và đồng đỏ khác nhau xuất phát từ các thành phần cấu tạo của vật liệu. Cụ thể gồm:
- Đồng đỏ là thành phần nguyên chất đến 100%. Nếu có pha tạp chất thì thành phần này cũng rất nhỏ, chỉ từ 1 – 10%. Đặc điểm này giúp đồng đỏ có được các đặc tính vật lý, hóa học rất nổi bật.
- Đồng vàng có sự kết hợp giữa thành phần đồng khoảng 55% và kẽm từ 3 – 45%. Nhiều trường hợp sẽ có thêm các kim loại khác như: chì, niken, thiếc,… Tỷ lệ thành phần của những kim loại này không quá nhiều.
Màu sắc
Đây là đặc điểm giúp việc phan biệt đồng đỏ và đồng vàng dễ dàng hơn rất nhiều. Cụ thể như sau:
Đồng đỏ đặc trưng với màu đỏ nâu rất nổi bật. Đây là tông màu giúp các sản phẩm gia công từ đồng đỏ có tính thẩm mỹ cao.
Đồng vàng có màu đặc trưng là vàng nhạt hoặc đậm. Màu sắc này còn tùy theo hàm lượng kẽm ở trong đồng. Cụ thể như, đồng có màu vàng hơi đỏ nếu hàm lượng kẽm từ 18 – 20%. Trường hợp thành phần kẽm chiếm từ 20 – 30% thì đồng sẽ có màu vàng nâu. Nếu kẽm chiếm từ 30 – 42% sẽ biến màu đồng thành vàng nhạt. Nhưng khi lượng kẽm nhiều từ 50 – 60% thì màu sẽ chuyển sang vàng bạch.
Độ cứng, độ dẻo
Đặc điểm này có thể phân biệt các loại đồng vàng (đồng thau) và đồng đỏ rất nhanh chóng.
- Đồng đỏ có độ cứng cao, độ dẻo rất ấn tượng.
- Đồng vàng sẽ có độ cứng, độ dẻo kém hơn nếu so với đồng hồ.
Khả năng dẫn điện
Đồng đỏ có khả năng dẫn điện tốt hơn vì thành phần chủ yếu là đồng nguyên chất. Ngược lại, đồng vàng chứa nhiều tạp chất hơn tính dẫn điện cũng vì thế mà kém hơn. Vì vậy, các ứng dụng trong ngành điện thường ưu tiên sử dụng đồng đỏ hơn đồng vàng.
Giá thành
Trên thị trường hiện nay, giá thành của đồng đỏ luôn nằm trong danh sách các loại đồng có giá cao nhất. Bởi đây là đồng nguyên chất nên chất lượng, độ bền luôn vượt trội hơn. Trong khi đó, đồng vàng sẽ có giá thành rẻ hơn. Hàm lượng kẽm càng nhiều thì giá của đồng vàng càng rẻ.
Ứng dụng
Đồng đỏ và đồng vàng có các đặc điểm vật lý, hóa học khác nhau. Do đó, ứng dụng của các vật liệu này trong cuộc sống cũng có sự khác biệt. Cụ thể như sau:
Đồng đỏ
Với độ bền cao, chịu nhiệt và chống oxy hóa tốt, đồng đỏ thích hợp sử dụng trong các ứng dụng thực tế như:
- Ngành điện: Đồng đỏ dùng sản xuất dây điện, hệ thống cáp điện,…
- Sản xuất đồ gia dụng: Nồi, xoong, tủ lạnh, máy lạnh, máy giặt,…
- Sản xuất công nghiệp: Gia công các bộ phận máy móc, bánh răng, van, vòng bi, ống dẫn,…
- Ứng dụng trong xây dựng: Sản xuất các loại ống dẫn khí, ống nước, các bộ phận trong hệ thống điện,…
- Trang trí: Màu sắc đỏ đậm của đồng thích hợp để sản xuất các loại đèn, tượng, bình hoa hay tô điểm các công trình nội thất, ngoại thất,…
Tìm hiểu thêm: Ứng dụng của đồng trong đời sống và sản xuất
Đồng thau
Có thể chọn đồng vàng (đồng thau) để làm vật liệu sản xuất trong các ứng dụng gồm:
- Sản xuất đồ chơi: Đồng thau dùng sản xuất ô tô, con rối, máy bay,… cho trẻ nhỏ.
- Sản xuất đồ trang sức: Dùng làm loại bông tai, nhẫn, dây chuyền,…
- Sản xuất đồ nội thất: Ứng dụng trong gia công bàn, ghế, kệ sách,…
- Gia công đồ mỹ nghệ: Màu vàng của đồng thích hợp để chế tác tượng đồng, lư đồng, khung ảnh mỹ nghệ,…
Đồng đỏ và đồng vàng loại nào tốt hơn?
Với những đặc điểm phân biệt các loại đồng vàng và đỏ nói trên có thể thấy, đồng đỏ là vật liệu tốt hơn và có giá trị kinh tế cao hơn. Bởi đây là đồng nguyên chất, có khả năng thích nghi tốt với hầu hết các điều kiện môi trường, kể cả nơi có tính ăn mòn hay nhiệt độ cao. Tuy nhiên, việc lựa chọn đồng đỏ hay đồng vàng còn tùy thuộc vào các yếu tố như: ngân sách, ứng dụng thực tế,… để có lựa chọn phù hợp nhất.
Bài viết trên đã cung cấp thông tin chi tiết giúp bạn phân biệt các loại đồng phổ biến. Nếu bạn đang có phế liệu đồng cần thanh lý, hãy liên hệ ngay với Phế Liệu VN qua hotline: 0966.757.168.
Chúng tôi là đơn vị thu mua phế liệu đồng uy tín, cam kết:
- Giá thu mua tốt nhất thị trường, luôn cập nhật để bạn nhận được mức giá xứng đáng.
- Thu mua tận nơi, nhanh chóng, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức.
- Quy trình minh bạch, thanh toán ngay, đảm bảo sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.
- Đồng là gì? Tính chất, nguyên tố và phân loại kim loại đồng - Tháng Tám 18, 2024
- Các ứng dụng của đồng và các loại hợp kim đồng - Tháng Tám 18, 2024
- Đồng thau là gì? Đặc tính, ứng dụng và cách nhận biết - Tháng Tám 18, 2024
Bài viết liên quan
Xem tất cả